Viêm mũi vận mạch và 6 cách cải thiện dứt điểm chứng bệnh

Bên cạnh viêm xoang, thì viêm mũi vận mạch là một trong những chứng bệnh về mũi thường gặp và có nhiều triệu chứng giống với các dạng viêm mũi khác phổ biến hiện nay. Theo thực tế, bệnh viêm mũi vận mạch có thể khỏi hoặc thuyên giảm dần nếu bạn có những phương pháp điều trị tích cực và đặc biệt không để lại những biến chứng nguy hiểm.

Nhưng, có khá nhiều người vẫn mơ hồ với bệnh viêm mũi vận mạch. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Xoang Kim Giao tìm hiểu ngay dưới bài chia sẻ dưới đây nhé.

Tìm hiểu: viêm mũi vận mạch là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi vận mạch
Bệnh viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch là một trong những tình trạng hệ thần kinh đối giao cảm sâu bên trong niêm mạc mũi phản ứng một cách quá mức, bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng tương tự viêm mũi xoang dị ứng: chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi… không những vậy cũng chịu sự tác động của các tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, nhiễm nấm, vi khuẩn…

Cũng có một số nghiên cứu, viêm mũi vận mạch còn có tên gọi khác là viêm mũi vô căn là một trong những nguyên nhân rõ ràng không thể tìm thấy các tế bào viêm đặc hiệu quả những xét nghiệm như tiêm dị nguyên dưới da, xét nghiệm máu…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi vận mạch

Nhắc đến bệnh viêm mũi vận mạch, chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng bởi thông qua những triệu chứng điển hình như ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Thông qua các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch kéo dài trong khoảng thời gian nhất định nếu không có các biện pháp điều trị dứt điểm.

Nhận biết viêm mũi vận mạch
Nhận biết viêm mũi vận mạch

Phía dưới là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm mũi vận mạch

  • Chảy nước mũi thường xuyên (diễn biến xảy ra nhiều vào buổi sáng hoặc buổi tối)
  • Nghẹt mũi
  • Đỏ mũi

Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch

Bệnh cạnh bệnh viêm xoang thì viêm mũi vận mạch cũng là chứng bệnh khá phổ biến ở thời điểm hiện tại. Bệnh viêm mũi vận mạch có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Theo số liệu thống kê tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi vận mạch cao gấp 2 lần so với đàn ông.

Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch
Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch

Từ đây, chúng ta cũng cần tìm hiểu một số nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi vận mạch, cụ thể tham khảo nhanh chóng dưới đây:

  • Môi trường: ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, khói, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm
  • Khí hậu: thời tiết thay đổi đặc biệt thời tiết khô và làm độ ẩm không khí thay đổi đột ngột, dễ gây kích ứng đến vùng niêm mạc mũi xoang
  • Rối loạn nội tiết: có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm mũi vận mạch tái phát như sử dụng thuốc, ngừa thai hoặc thay đổi nội tiết tố khi mang thai, kinh nguyệt, các tình trạng về hormone và chứng suy giáp
  • Thuốc: một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi vận mạch như cao huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc giảm đau….
  • Một số tác động khác: mùi, khói bụi, nước hoa, đồ ăn cay nóng, thay đổi cảm xúc hoặc nhiễm các loại virus cùng tác nhân gây đến tình trạng viêm mũi vận mạch kéo dài

Ai dễ mắc viêm mũi vận mạch

Đối tượng dễ mắc viêm mũi vận mạch
Đối tượng dễ mắc viêm mũi vận mạch

Đối tượng dễ bị viêm mũi vận mạch khá đa dạng xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau:

  • Độ tuổi: những người mắc bệnh thường trên 20 tuổi
  • Những người tiếp xúc nhiều người chất kích thích và khói bụi, khí thải cùng khói thuốc lá
  • Mang thai: sự thay đổi của hormone trong cơ thể, viêm mũi bội nhiễm có thể làm tắc nghẽn thường xuyên khi bệnh nhân mắc mang thai hoặc kinh nguyệt
  • Sử dụng thuốc: có khá nhiều người nghĩ đến việc dùng thuốc đặc biệt thuốc xịt mũi trong thời gian dài có thể gây tắc nghẽn nặng hơn
  • Căng thẳng: đối tượng dễ bị căng thẳng, stress cảm xúc thường có nguy cơ mắc viêm mũi cao
  • Các vấn đề về sức khỏe: ảnh hưởng của bệnh do virus, suy giáp, mệt mỏi mãn tính, cảm cúm… có thể tác động và làm xấu tình trạng viêm mũi vận mạch

Cách điều trị viêm mũi vận mạch hiệu quả nhất

“Viêm mũi vận mạch có chữa được không?” Đây là cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người bởi những diễn biến của bệnh khiến mọi người khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Giải đáp vấn đề điều trị viêm mũi vận mạch bạn có thể tham khảo một vài phương pháp ngay dưới đây nhé:    

Vệ sinh mũi bằng nước muối đều đặn hàng ngày

Viêm mũi vận mạch có thể gây chảy dịch mũi rất nhiều và khả năng tụ dịch tương đối cao cùng chất bẩn gây sưng viêm nặng nề hơn. Đứng trước tình trạng này, sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy và làm chậm quá trình phát triển và lây lan của các phản ứng viêm.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cải thiện viêm mũi vận mạch
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cải thiện viêm mũi vận mạch

Dùng nước muối có tác dụng làm dịu, giảm viêm mạch máu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khi vệ sinh mũi bằng nước muối thực hiện đều đặn những chỉ dẫn của bác sĩ và các bình rửa và các máy hút mũi để làm sạch hạn chế tối đa việc làm tổn thương đến các vùng niêm mạch mũi xoang.

Sử dụng thuốc kháng histamin

Rất nhiều trường hợp, bệnh viêm mũi vận mạch không được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin bằng đường uống bởi loại thuốc này có tác dụng toàn thân. Với những bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng histamin dạng xịt – dùng để xịt trực tiếp vào bên trong mũi.

Hơi xương đưa vào trong niêm mạc mũi có chứa nhiều hoạt chất ngấm sâu vào bên trong các mạch máu bị viêm, giúp giảm viêm và ít gây tác dụng phụ cho cơ thể một cách tối đa.

Thuốc Corticosteroid

Với những bệnh nhân bị phù nề, tình trạng viêm nhiễm nặng bác sĩ nên tiến hành khám tổng quan và đánh giá cụ thể kê thuốc theo đơn để giảm thiểu được những triệu chứng viêm mũi đang tái diễn.

Sử dụng thuốc có nhiều ưu điểm và nhược điểm gây tác dụng phụ như khô mũi, đau đầu, khô họng hoặc chảy máu vùng mũi…

Thuốc Corticosteroid cũng là một trong những dòng thuốc được các bác sĩ chỉ định sử dụng nhiều và trong quá trình dùng thuốc phải có sự theo dõi của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng và thời gian chỉ định.

Thị trường hiện nay có hai loại thuốc xịt Corticosteroid được bác sĩ chỉ định dùng cho những đối tượng mắc bệnh viêm mũi vận mạch, viêm xoang là Flamasol và Triamcinolone.

Dùng thuốc chữa viêm mũi vận mạch
Dùng thuốc chữa viêm mũi vận mạch

Thuốc thông mũi

Dùng thuốc thông mũi cũng là phương pháp được tìm kiếm cải thiện tình trạng viêm mũi vận mạch bởi thành phần có chứa Sudafed là một trong những loại phổ biến nhất có tác dụng thu hẹp nhanh chóng các mạch máu giãn nở và giảm tình trạng nghẹt mũi do dịch nhầy dù.

Mặc dù mang đến tác dụng tích cực trong hiệu quả điều trị nhưng bên cạnh đó chúng ta không thể phủ nhận những nhược điểm mà thuốc thông mũi mang đến cho sức khỏe. Những tác dụng phụ ảnh hưởng người bệnh phải trải qua như tăng huyết áp, đánh trống ngực, cảm giác bồn chồn…Từ đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hiệu quả điều trị bệnh đạt  hiệu suất cao nhất nhé.

Thuốc xịt mũi Cholinergic

Nước mũi chảy nhiều do bệnh nhân mắc viêm mũi vận mạch đồng thời gây nghẹt mũi nghiêm trọng. Với trường hợp này, có nhiều chỉ định khuyên bạn sử dụng thêm Cholinergic giúp cải thiện tình trạng.

Tuy nhiên, không thể tránh những tác dụng phụ như chảy máu cam, khô mũi…vì vậy bạn cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng nhé.

Phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi

Không chỉ riêng bệnh viêm xoang và viêm mũi vận mạch khi các phương pháp nội khoa không mang đến hiệu quả và diễn biến của bệnh nặng hơn. Lúc này, các bác sĩ sẽ cân nhắc và có những chỉ định phẫu thuật cắt polyp mũi và phục hồi vách ngăn lệch tăng hiệu quả của thuốc điều trị.

Phẫu thuật cắt polyp mũi
Phẫu thuật cắt polyp mũi

Phòng ngừa bệnh viêm mũi vận mạch

Theo khẳng định của bác sĩ, viêm mũi vận mạch là chứng bệnh lành tính, điều trị khá dễ và tiến triển của bệnh không quá nghiêm trọng. Từ đó việc tuân thủ cũng như điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ kết hợp với chăm sóc tốt bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả. Phòng tránh viêm mũi vận mạch, bạn cần chú ý:

  • Thời tiết chuyển mùa cần giữ ấm cơ thể
  • Hạn chế nhất có thể khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, đeo khẩu trang thường xuyên để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
  • Sử dụng các loại thuốc tây như thuốc cao huyết áp… nếu cảm thấy niêm mạc mũi bị kích ứng cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực công việc
  • Không gian sống cần đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh đều đặn hàng ngày nhằm giảm vi khuẩn, virus xâm nhập trong không gian sống
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh việc ăn những đồ cay nóng, chất kích thích… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
  • Luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Khi thấy những triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và gợi ý phương pháp điều trị tốt nhất nhé

Viêm mũi vận mạch là chứng bệnh nếu không điều trị kéo dài sẽ ngày càng nặng hơn từ đó bạn cần thận trọng. Những thông tin mà Xoang Kim Giao chia sẻ ở phía trên hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cải thiện bệnh viêm mũi của mình nhanh chóng nhé!

Gửi bình luận