Viêm mũi dị ứng hắt hơi liên tục, khô họng, nghẹt mũi… là một trong những điều mà người đang mắc căn bệnh này phải trải qua hàng ngày. Để hiểu sâu hơn về căn bệnh này hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Viêm mũi dị ứng là gì ?
Theo một số tài liệu được ghi lại, viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích dẫn đến tình trạng viêm cùng với đó là một số tác nhân từ bên ngoài môi trường như phấn hoa, lông động vật, khói bụi…
Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI) đã đưa ra tài liệu chứng minh hiện nay có khoảng từ 10 – 30% dân số thế giới mắc chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Với con số này là khá lớn từ đó mọi người cần nhanh chóng tìm ra giải pháp phù hợp nhất để phòng ngừa và khắc phục tình trạng bệnh ổn định nhất.
Các loại viêm mũi dị ứng phổ biến
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bệnh viêm mũi dị ứng được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây sẽ là một số kiểu viêm mũi dị ứng phổ biến nhất :
Viêm mũi dị ứng theo thời tiết
Một số tác nhân gây hại phát triển theo mùa như nấm mốc, phấn hoa thường xem là một trong những yếu tố gây bệnh nguy hiểm mà bạn cần cảnh giác.
Viêm mũi dị ứng lâu năm
Những người thuộc dạng viêm mũi này thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn trong nhà hoặc môi trường bên ngoài cùng với đó có thể là lông của động vật…
Viêm mũi dị ứng không thường xuyên
Phân loại này mong muốn chỉ những bệnh nhân có tiếp xúc nhiều với phấn hoa hoặc các loại nấm mốc trong nhà . Khi tránh xa hoặc thời gian dài không tiếp xúc một số triệu chứng bệnh sẽ dần dần mất đi.
Cũng có rất nhiều trường hợp mọi người bị dị ứng với thức ăn dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, tiêu chảy thậm chí là đau bụng…
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
Có rất nhiều người phải làm việc trong môi trường khác nhau như khói bụi, lông thú, kim loại… cũng dẫn đến tình trạng mắc bệnh viêm mũi dị ứng tương đối cao.
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Có khá nhiều thắc mắc nguyên nhân viêm mũi dị ứng là do đâu ? Điều này chúng ta có thể lý giải vô cùng dễ dàng bởi đã có rất nhiều tài liệu khoa học chứng minh bởi cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc cùng nhiều tác nhân gây hại.
Chắc có lẽ bạn không biết, histamin là một trong những chất hoa học tự nhiên có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường vào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, hợp chất này sẽ phản ứng mạnh mẽ và gây đến hiện tượng viêm mũi dị ứng.
Theo số liệu thống kê chủ đạo có 3 nguyên nhân gây lên hiện tượng viêm mũi dị ứng ma bạn cần lưu ý, cụ thể sẽ được chúng tôi nhắc đến ngay dưới đây :
Các chất gây dị ứng trong nhà
Có rất nhiều người nghĩ ở trong nhà sẽ không gây hại tuy nhiên trong các đồ vật bạn sử dụng hàng ngày có chứa rất nhiều những bụi bẩn, có thể là sữa tắm, nước hoa, mỹ phẩm, lông vải từ quần áo, nước xả vải, mùi thức ăn… tất cả những yếu tố nổi bật trên đều sẽ mang mối nguy hại cực kỳ lớn cho cơ thể con người.
Các chất gây dị ứng trong không khí
Trong không khí bạn cần cân nhắc có thể là các loại phấn hoa, bụi mịn, khói, mùi rác thải, mưa, gió….
Các chất gây dị ứng nghề nghiệp
Đây là yếu tố có khá ít người biết đến nhưng chúng cũng rất nguy hiểm cho chúng ta, mọi người có thể tham khảo một số tác nhân như : hóa chất trong các nhà máy, bụi vải trong các xưởng may, bụi xi măng ở các nhà máy nguyên vật liệu….
Các chất gây hại không chỉ đe dọa đến tính mạng của con người mà còn tăng nguy cơ tái phát cho chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Để ngăn cản tình trạng này, có rất nhiều người sử dụng biện pháp xịt rửa mũi thường xuyên nhằm giảm nhẹ các triệu chứng gây bệnh.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng được các y bác sĩ trong chuyên môn đã bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng rằng hiện tượng này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn chỉ trong vài ngày rồi tự động sẽ biến mất.
Viêm mũi dị ứng có những triệu chứng được đánh giá là khá nghiêm trọng tuy nhiên sẽ mang đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến công việc, học tập và đời sống sinh hoạt.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng theo chu kỳ :
- Thông thường, dấu hiệu này sẽ xuất hiện vào đầu mùa đông hoặc mùa hè khiến những người mắc bệnh cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt và mũi khá nhiều…
- Không những vậy, một số biểu hiện viêm mũi dị ứng cũng sẽ có hiện tượng bỏ khu vực kết mạc, vòm họng, dịch nhầy xuất hiện nhiều ở bên trong gây lên hiện tượng mệt mỏi, năng đầu…
- Những triệu chứng này sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần và lặp lại theo đúng quy trình, chứng bệnh sẽ tái phát trở lại.
- Nếu bạn không tìm ra giải pháp khắc phục bệnh nhanh chóng sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa, phù nề lớp niêm mạc mũi, nghẹt mũi, phì đại cuốn mũi… vô cùng nguy hiểm cho cơ thể.
Dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng không tuân thủ theo đúng chu kỳ :
- Biểu hiện rõ ràng bạn có thể nhận biết đó là sổ mũi, chảy nước mũi khi thức dậy vào buổi sáng nhưng lại có chiều hướng giảm dần khi ở trong ngày. Tuy nhiên, thời gian không lâu sẽ tái diễn lại nếu tiếp xúc với môi trường lạnh, nhiều khói bụi.
- Diễn biến đầu tiên nước mũi sẽ chảy liên tục và dần đặc lại về sau hoặc cũng có thể chảy ra từng đợt, nếu xảy ra những diễn biến nặng có thể khiến người mắc bệnh hắt hơi liên tục, dịch ứ đọng trong vòm họng từ đó mọi người thường khạc nhổ gây hạn đến vùng niêm mạc mũi và họng.
- Không những vậy, người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng do gặp tình trạng nghẹt mũi vì vậy khả năng rất cao bị viêm họng hoặc viêm thanh quản.
Biến chứng của viêm mũi dị ứng
Lời khuyên của các y bác sĩ về căn bệnh viêm mũi dị ứng nếu không có những pháp đồ điều trị bệnh có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể kể đến như :
- Bởi tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc xảy ra thường xuyên do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, thanh quản, viêm tai giữa.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi cũng sẽ khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút ảnh hưởng đến sức khỏe, mệt mỏi.
- Không những vậy, viêm mũi dị ứng không chỉ làm ngứa mũi mà còn tác động đến vùng mắt gây ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt có khá nhiều người đã hiểu nhầm với bệnh viêm kết mạc do bệnh nhân dụi mắt có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác.
- Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ đại đa số đều gặp biến chứng viêm tai giữa.
- Mối quan hệ giữa viêm mũi dị ứng và hen xuyễn là vô cùng lớn do đó những người đang mắc phải căn bệnh này phải đối mặt với nguy cơ bị hen cao gấp 3 lần so với người bình thường đặc biệt trong thời gian chuyển mùa.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, theo những đánh giá dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.
Căn bệnh này ở trẻ nhỏ là hiện tượng lớp niêm mạc – màng lót bên trong mũi bị viêm do dị ứng với các tác nhân bên trong mà bên ngoài cơ thể.
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Phụ nữ đang mang thai gặp phải một số triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi… theo kết luận đó là viêm mũi dị ứng thai kỳ.
Trong quá trình mang thai kéo dài từ 6 hoặc nhiều tuần không có bất cứ dấu hiệu nào của nhiễm trùng đường hô hấp đồng thời không tìm được nguyên nhân gây dị ứng từ đó những dấu hiệu này sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi sinh.
Cách chữa viêm mũi dị ứng
Hiện nay, những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng đã được mọi người linh hoạt với nhiều cách thức khác nhau phù hợp với từng người. Gợi ý đến bạn một số phương thức phổ biến được khá nhiều người áp dụng.
Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Sử dụng nước muối sinh lý để trị viêm mũi dị ứng đã và đang được rất nhiều người áp dụng bởi sự đơn giản dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Nguyên liệu chuẩn bị :
- Nước muối sinh lý (bạn có thể mua hoặc tự pha)
- Dụng cụ rửa mũi (đối với thiết bị này bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc)
Lưu ý : các dụng cụ sử dụng đều cần làm sạch bằng xà phòng dịu nhẹ sau đó để nơi khô ráo.
Cách thực hiện :
- Cho nước muối đã được pha loãng vào bình rửa
- Cúi đầu về phía trước, nghiêng đầu qua trái khoảng 45 độ đặt vòi rửa vào 1 bên mũi nghiêng và bóp bình nước muối từ từ chảy vào mũi. Bạn không nên đưa vòi quá sâu nhằm mục đích tránh đụng chạm làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong mũi. Thực hiện tương tự với mũi còn lại.
Tuy nhiên, thực hiện phương pháp này bạn cũng cần cẩn trọng để không bị sặc, một số điều bạn cần lưu ý :
- Thở bằng miệng
- Không nghiêng đầu ra phía sau
- Không nên bóp nước muối quá mạnh vào sâu bên trong mũi
- Hướng dòng chảy ra sau mũi, không hướng lên trán.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng
Có ý kiến cho rằng, viêm mũi dị ứng là căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại thường xuyên tái phát ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, công việc của mỗi người.
Nhằm khắc phục tình trạng này, mẹo trị viêm mũi dị ứng bằng gừng tươi khá thông dụng bằng gừng tươi đang nhận được khá nhiều phản hồi tích cực của khách hàng. Củ gừng tươi cùng với thành phần chiết xuất của sản phẩm này có khả năng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau cùng với đó là tình trạng đau nhức gây ức chết các chất trung gian gây phản ứng quá mẫn khi bị viêm mũi dị ứng.
Nhìn tổng quan, chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện, bạn có thể tham khảo một số mẹo trị bệnh dưới đây :
Gừng và quế kết hợp trị viêm mũi dị ứng
Chuẩn bị
- Gừng tươi
- 1 miếng quế
- Mật ong
- Chanh
Cách thực hiện
- Cho gừng thái lát cùng quế vào bên trong cốc nước sôi tầm 5 phút nhằm để lấy phần tính chất của hai nguyên liệu này.
- Sau đó bổ sung thêm chanh và mật ong
- Kiên trì uống 3 lần 1 ngày để triệu chứng viêm mũi dị ứng được thuyên giảm.
Gừng và mật ong chữa viêm xoang
Chuẩn bị
- Gừng
- Mật ong
Thực hiện
- Gừng có thể xay nhỏ hoặc giã nhuyễn để lấy phần nước cốt
- Cho phần nước cốt gừng vào bên trong ly nước sôi, để một thời gian cho nguội
- Bạn hãy thêm một muỗng mật ong trước khi dùng.
- Mỗi ngày bạn cần thực hiện từ 2 – 3 lần.
Phương pháp này có thể phát huy tác dụng với những trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ. Nếu tình trạng tiến triển nặng nề hơn bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chỉ định kê đơn thuốc viêm mũi dị ứng phù hợp.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong
Một trong những cách trị viêm mũi dị ứng theo mẹo dân gian hiệu quả đó là sử dụng mật ong. Bởi trong mật ong có chứa rất nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn từ đó làm ức chế sự hình thành và phát triển của virus, vi khuẩn.
Đã có nhiều phản hồi tích cực của những người viêm mũi dị ứng sử dụng phương pháp này đánh giá khá cao về hiệu năng cũng như có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh một cách đáng khen gợi.
Chuẩn bị
- 3 thìa cà phê mật ong
- 2 nhánh tỏi tươi
- Bông y tế
Quy trình thực hiện
- Giã nhuyễn tỏi để lấy phần nước cốt
- Trộn hỗn hợp tỏi cùng với 3 thìa mật ong đã chuẩn bị trước đó
- Dùng bông y tế thấm vào bên trong dung dịch rồi cho vào bên trong mũi. Thực hiện thao tác cho một bên mũi khoảng từ 2 – 5 phút. Với khoảng thời gian này, dung dịch sẽ tác động và thấm vào bên trong lớp niêm mạc mũi.
Bài thuốc chữa viêm xoang dân tộc Dao – Xoang Kim Giao
Bên cạnh những phương pháp chữa viêm xoang bạn có thể áp dụng, hiện nay, bài thuốc chữa viêm xoang dân tộc Dao vùng núi Tản Viên Sơn Ba Vì đang nhận được khá nhiều phản hồi tích cực của mọi người. Sở dĩ, bài thuốc này có những đánh giá như vậy là nhờ ưu tiên sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên như cây hoa ngũ sắc, cây kim giao, cây vòi voi cùng rất nhiều cây thuốc bí truyền khác.
Xoang Kim Giao được nhà thuốc bào chế dưới hai dạng là xoang kim giao nhỏ và xoang kim giao uống. Tất cả các bài thuốc đều hỗ trợ điều trị viêm xoang nhưng với cơ chế tác động khác nhau.
Dựa vào tình trạng bệnh mà lương y Lý Thị Thu Hà sẽ thăm khám từ đó sẽ có những điều chỉnh hỗ trợ bệnh viêm xoang tốt nhất.
Kê đơn thuốc viêm mũi dị ứng
Có khá nhiều thắc mắc viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì thì đã có nhiều đơn thuốc được kê. Chúng tôi nhận thấy hầu hết những người đã và đang mắc chứng bệnh này đều được hướng đến, cụ thể :
Thuốc kháng sinh histamin
Ưu tiên sử dụng thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin, fexofenadin, levocetirizin… dùng 1 lần/ngày. Đối với hoạt chất loratadin thông thường không sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ trên 2 tuổi và cetirizin không dùng cho trẻ em trên 6 tuổi.
Tuy nhiên, có những loại thuốc dạng xịt có chứa azelastine thông thường sẽ được chỉ định bán theo đơn và khuyến cáo sử dụng thuốc trong khoảng từ 2 – 3 tuần trước khi bước vào mùa bệnh.
Ở dạng thuốc này được mọi người coi là thuốc điều trị thay thế cho người già và trẻ nhỏ trên 5 tuổi.
Thuốc xịt mũi chống viêm steroid
Thuốc xịt mũi beclomethason, budenoside, fluticason… được khá nhiều bác sĩ kê đơn chỉ định trong việc điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa. Dòng thuốc xịt mũi chống viêm steroid được góp mặt trong nhiều trường hợp từ trung bình đến nặng.
Với loại thuốc này, bạn cần sử dụng thường xuyên có thể nói trong hầu hết thời gian điều trị bệnh với mong muốn có hiệu quả tốt nhất.
Cùng với đó, những dòng thuốc xịt có thể sử dụng cho những người trên 18 tuổi, duy trì trong 3 tháng. Khuyến cáo của các y bác sĩ không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân glaucom.
Sử dụng thuốc có tác dụng làm thông mũi
Thành phần bên trong thuốc có chứa nhiều hoạt chất như Ephedrine, oxymetazolin, phenylephrine, pseudoephedrine và xylometazoline… có tác dụng làm giảm sung huyết, các triệu chứng nghẹt mũi.
Không những vậy, khi sử dụng các loại thuốc này có khả năng co các mạch máu bị giãn hoặc vùng niêm mạc mũi từ đó làm thông mũi mang đến hiệu quả điều trị tích cực.
So sánh viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường
Có khá nhiều người thắc mắc hoặc đang mơ hồ lần tưởng giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường. Vì vậy có khá nhiều người chủ quan trong việc thăm khám cũng như điều trị khiến bệnh tiến triển ngày một nặng hơn nghiêm trọng hơn nữa xảy ra một số biến chứng không mong muốn.
Gợi ý đến bạn cách phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường, mọi người có thể tham khảo :
Viêm mũi dị ứng |
Viêm mũi thông thường |
|
Nguyên nhân | Ảnh hưởng bởi các tác nhân gây ra dị ứng từ yếu tố bên ngoài như phấn hoa, lông động vậy, khói bụi, hóa chất. | Tác nhân gây hại là do vi khuẩn, virus ảnh hưởng bởi các nguồn bệnh như cảm cúm, bệnh liên quan đến tai mũi họng. |
Triệu chứng | Hắt xì, ngứa mũi
Chảy nước mũi với phần dịch lỏng, trong suốt |
Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi ít
Phần dịch mũi đặc, có mủ đi kèm Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sốt |
Giải đáp thắc mắc về bệnh viêm mũi dị ứng
Mặc dù bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng chúng để lại những di chứng không tốt với sức khỏe con người. Trong quá trình tư vấn và điều trị bệnh, câu hỏi thắc mắc của bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là vô cùng nhiều.
Nhằm giải đáp thắc mắc cho tất cả mọi người, dưới đây sẽ là một số câu hỏi phổ biến được chúng tôi tổng hợp ngay phần dưới đây nhé.
Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không ?
Có kết luận từ các y bác sĩ có chuyên môn, bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng đặc biệt với viêm mũi dị ứng mãn tính nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Viêm mũi dị ứng có chữa được không ?
Câu hỏi thắc mắc này được bác sĩ giải đáp bệnh viêm mũi dị ứng nền khoa học chưa có cách nào để có thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát được diễn biến bệnh bằng việc sử dụng thuốc và các biện pháp khắc phục ngay tại nhà.
Cùng với đó, để hạn chế bạn cần tìm ra cho mình cách phòng tránh bệnh tốt nhất cho cơ thể như xịt rửa mũi mỗi ngày đồng thời tránh tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng.
Viêm mũi dị ứng có lây không ?
Theo kết luận, bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh lý có cơ chế dị ứng không phải bệnh truyền nhiễm do đó chứng bệnh này không thể lây từ người này sang người khác hoặc di truyền từ mẹ sang con
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì ?
Để phòng cũng như ngừa bệnh viêm mũi dị ứng tái phát hoặc có diễn biến nặng hơn, người mắc bệnh không nên sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm sau :
Thức ăn béo, lạnh và tanh
- Đối với những căn bệnh này, người mắc chứng viêm mũi dị ứng nên hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm có tính lạnh hoặc dễ gây kích ứng như tôm, cua, cá, mực, hải sâm… bởi khả năng cao sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Dùng quá nhiều thịt mỡ cũng là lời cảnh báo bởi có thể làm cổ họng của bạn trở nên khó chịu hơn. Thịt gà có tính phong lạnh sẽ làm tăng tình trạng dị ứng.
- Cùng với đó, bạn không nên ăn quá nhiều đồ lạnh như nước lạnh, kem, đá… nhóm thức ăn này sẽ kích thích khiến bạn hắt xì nhiều, co thắt phế quản gây ho đồng thời tăng tiết nhiều chất nhầy trong đường hô hấp.
Đồ cay nóng
- Nhóm thực phẩm đồ cay nóng có thể khiến người mắc viêm mũi dị ứng cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục nhiều lần.
- Không dừng lại ở đó, đồ cay nóng cũng có thể khiến axit dạ dày trào ngược lên cổ ảnh hưởng không tốt tới tai – mũi – họng.
Thực phẩm gây dị ứng
- Mọi người cần chú ý các loại thực phẩm như dưa hấu, các loại hạt bởi chúng có thể gây ngứa họng hoặc xung quanh vùng miệng từ đó kích thích bệnh viêm mũi dị ứng tái phát trở lại.
- Các loại nhộng, nấm, côn trùng, lạc…. chứa khá nhiều tác nhân gây dị ứng do đó trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý để bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Các chế phẩm từ sữa
- Sử dụng sữa và các chế phẩm liên quan có thể làm tăng các chất nhầy bên trong mũi từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi.
- Hiện tượng này diễn ra thường xuyên sẽ cản trở quá trình lưu khí trong các rãnh xoang, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, khiến bệnh viêm mũi dị ứng ngày một nghiêm trọng hơn.
Chất phụ gia tổng hợp
- Chất phụ gian có thể khiến tình trạng viêm mũi dị ứng diễn ra nghiêm trọng hơn bởi thành phần chất phụ gia có chứa rất nhiều các loại hợp chất khác như chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu nhân tạo….
- Bạn cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý cùng với đó là tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ định của các y bác sĩ bởi đây là biện pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể đẩy đùi được căn bệnh này.
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì ?
Trong quá trình điều trị bệnh, kết hợp khoa học giữa phương pháp chữa bệnh và chế độ dinh dưỡng thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng đẩy lùi, hồi phục sức khỏe. “Viêm mũi dị ứng nên ăn gì?” đang là câu hỏi nhận được nhiều nhất trong thời gian qua bởi điều quan trọng nhất đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Cần bổ sung nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin C
- Bổ sung các nhóm thực phẩm Omega 3 như cá hồi, cá nục…
- Thực phẩm có tính ấm
- Các loại gia vị có tính dầu như bạc hà, rau mùi… có tác dụng rất tốt đối với những người mắc chứng bệnh viêm mũi dị ứng.
Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả
- Những người mắc viêm mũi dị ứng cần chú ý nhiều hơn trong quá trình sinh hoạt. Đặc biệt cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật…
- Không những vậy, người bệnh cần lưu ý nhiều hơn trong giai đoạn chuyển mùa hoặc thời thay đổi đổi đột ngột lúc này chúng ta cần chú ý vệ sinh mũi thường xuyên.
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên để hạn chế các loại vi khuẩn tấn công gây bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Kết lại
Có thể nói, viêm mũi dị ứng là bệnh lý diễn ra bởi ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường gây lên. Cùng với đó, đây là căn bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ có thể can thiệp nhằm mục đích hạn chế các triệu chứng bệnh.
Từ những chia sẻ phía trên, chúng ta cần chủ động, thăm khám định kỳ đồng thời chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để có thể loại bở được các yếu tố gây dị ứng nhé.